Bài Viết của Quoc Vo
10/17/2011 7:02:21 AM
“
Ơn nghĩa sinh thành ”, có ai trong chúng ta không hiểu được ơn nghĩa sâu
nặng
ấy. Nghĩa sinh thành, dưỡng dục mới thiêng liêng, sâu nặng đến thế nào.
9
tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, nhọc nhằn, vất vả, nuôi con khôn lớn,
cực khổ
từng ngày nuôi dạy con trưởng thành nên người. Năm tháng chở che đời
con, và theo
năm tháng tóc cha cũng điểm bạc, khuôn mặt, đôi tay mẹ đầy những vết
chân chim,
để đổi lấy dáng hình con khôn lớn từng
ngày. Thử hỏi có phải ai trong chúng ta cũng hiểu, cũng cảm được tấm
lòng bao
la như trời bế của cha mẹ với bao nỗi khổ cực, muộn phiền? Một đời cha
mẹ lo
gánh mưu sinh, theo năm tháng vì tương lai những đứa con mình. Mẹ đã có
những
đêm thức trắng cho con yêu giấc ngủ say. Đã biết bao giọt mồ hôi cha đổ
xuống
cho đến ngày con nên vóc nên hình. Có cả những lỗi lầm, sai trái của con
trẻ, rồi
cha mẹ vẫn thứ tha, mẹ vẫn giấu nước mắt chảy ngược vào trong, vẫn có
tình
thương yêu thiết tha dành cho con trong ánh mắt của cha già. Làm cha,
làm mẹ là
vậy đó, và có lẽ chỉ đến khi chúng ta trở thành những người cha, người
mẹ,
chúng ta mới thấm thía phần nào những lo toan, vất vả, cực nhọc và tấm
lòng yêu
thương cao cả như trời bể của cha mẹ dành cho chúng ta. Có làm cha, làm
mẹ rồi
mới hiểu, công sinh thành, dưỡng dục mới lớn lao đến dường nào.
Bao
tháng ngày vất vả, khổ cực nuôi con, rồi đến lúc trưởng thành con cũng
như cánh
chim bay đi, bay đi tìm bến đỗ hạnh phúc mới của cuộc đời. Còn lại mẹ
cha cô
đơn đứng bên hiên nhìn theo con. Ở 1 đất nước mà nền kinh tế còn kém
phát triển
như Việt Nam, cái khó, cái nghèo còn vây quanh, thì quanh đây vẫn còn
rất nhiều
những hình ảnh xót xa đến quặn lòng. Đó là hình ảnh những cụ già đã ở
tuổi “xưa
nay hiếm”, cái tuổi mà đáng ra đã phải được con cháu phụng dưỡng, an
nhàn, an hưởng
tuổi già, thế mà các cụ vẫn phải rất vất vả hàng ngày với cuộc mưu sinh.
Vì sao
vậy? vì con cái họ vẫn đang còn rất khổ, cái nghèo nối tiếp cái nghèo.
Những
người làm cha, làm mẹ đã vất vả cả đời vì con, đến lúc tuổi già vẫn chưa
thoát
được cảnh nghèo, lại không nỡ ngồi nhìn con đói khổ mà còn phải lo cho
mình.
Thế là, xót xa thay, những tấm thân già vẫn phải lao vào cuộc mưu sinh ở
tuổi
xế chiều. Xót xa không khi nhìn những cụ ông, cụ bà với dáng hình còm
cõi, gầy
gò, đen nhẻm, lê từng bước giữa trời nắng gắt, cố gọi mời, mong bán cho
bằng
được từng tờ vé số, dù mỗi tờ bán được chỉ kiếm được 1000 đ. Nao lòng
không khi
nghe từng tiếng rao khó nhọc của các cụ giữa trưa hè Việt Nam nắng nóng
như đổ
lửa, bên chiếc xe đạp cọc cạch, cũ kỹ đến không thể cũ hơn được nữa, lê
khắp
ngang cùng ngõ hẻm, cố cất tiếng rao yếu ớt mời mua từng xâu bánh gai,
bánh
giò, thứ bánh quà vặt kiếm lời chẳng đáng là bao, nhưng cũng cố góp nhặt
từng
đồng qua ngày. Cũng những bước chân già nua, xiêu vẹo đó, những khuôn
mặt cằn
cỗi, khắc khổ, cùng những vòng bánh xe cọc cạch, với tiếng rao yếu ớt đó
vẫn
vang lên đứt quãng hàng đêm trên đường phố khuya vắng, ngày nắng cũng
như đêm
đông, trong chiếc áo mưa cũ sờn rách, vẫn lầm lũi lê từng bước trong màn
mưa
dày đặc. Thật xót lòng! Và còn gì xót xa hơn khi những cụ ông đã hơn 70
tuổi, cái
tuổi không còn sức lực gì, mà vẩn phải cố dồn sức, gắng sức nhấn vào
từng vòng
đạp xích lô, kiếm chút tiền ít ỏi từ chút sức lao đông còm cõi còn lại
của
mình. Và không thiếu những cụ ông, cụ bà
đã già, già lắm rồi, nhưng vẫn phải đi nhặt ve chai kiếm sống, lượm lặt
từng
cái bao ni long, lon bia, cái chai … những thứ người ta vứt đi làm nguồn
sống
cho mình, để không phải phiển, làm bận tâm đến con cái. Đau lòng quá
phải
không!
Còn
nữa! Một người mẹ trẻ dáng dấp lam lũ với áo rách sờn vai, tay ôm đứa
con thơ
đang khóc oe oe đòi sữa mẹ, đang đứng ngoài hành lang của một bệnh viện
lớn
trong thành phố. Tôi hỏi: "Sao cô ẵm con đứng đây làm gì?" Cô ta đáp
rằng: "Cháu nó bệnh nặng lắm, thầy thuốc dưới quê bó tay, bảo gia đình
tôi
đưa cháu vô Sài Gòn chữa trị. Nhà tôi phải bán 1 con heo mẹ và một đàn
heo con
cũng vừa đủ tiền xe lên thành phố. Bây giờ không còn tiền nên bệnh viện
không nhận,
bảo chờ xét duyệt gì đó". Tôi xót xa hỏi rằng: "Vậy rồi cha đứa bé
đâu rồi?" Cô ta chỉ vào quán cơm bên vỉa hè trả lời rằng: "Ổng đang
rửa chén kia kìa, may ra tới chiều kiếm được vài chục ngàn mua sữa cho
cháu". Tôi ngậm ngùi quay mặt đi để giấu hàng lệ chực tuôn trào.
Mỗi
lần nhìn thấy những cảnh ấy, tôi không khỏi xót xa, nao lòng. Và sự
thật, tôi
như thấy có 1 cảm giác có lỗi, có lỗi khi xã hội Việt Nam ngày nay vẫn
còn
những cảnh đau lòng đó,. Tại sao có những người quá giàu, sống trong
nhung lụa,
vương giả, lại có những người cha, người mẹ cả đời vất vả nuôi con, đến
cuối
đời vẫn phải lam lũ, cực nhọc mưu sinh như thế này. Có biết bao giọt mồ
hôi
chan hòa với nước mắt, biết bao nỗi nhọc nhằn và lặng thầm những tiếng
thở dài,
nào ai biết? Những bậc làm cha, làm mẹ nói chung và Việt Nam nói riêng
là vậy
đó, cả đời cực khổ nuôi con lớn khôn, đến cuối đời vẫn phải lặng lẽ, âm
thầm
vất vả trong cuộc mưu sinh. Nhưng họ thật đáng quý có phải không, vì họ
vẫn cố
gắng kiếm tiền từ những việc làm lương thiện, trên chính đôi tay yếu ớt
của họ,
từ chính chút sức lực già nua, còm cõi của họ, mà thật làm lay động lòng
chúng
ta và đáng trân trọng biết bao, có phải không? Xin hãy chung tay góp sức
làm 1
điều gì đó dù là nhỏ dành cho những bậc phụ lão, những bậc làm cha, làm
mẹ Việt
Nam
thương yêu. Xin dâng ngàn câu hát tạ ơn, với bao yêu dấu kính dâng về
cha mẹ.
QUOC
VO